Trong không gian ồn ào và vội vã ta vẫn cảm nhận được cái yên bình từ
những hàng cây xanh ven đường hay những từ chính những giải phân cách.
Cây xanh giúp giảm ô nhiễm không khí trong thành phố và cho ta bóng mát.
Nhưng việc lựa chọn cây xanh của các nhà quản lý đôi khi lại biến cây
xanh trở thành nỗi ám ảnh của người dân sống gần đó.
Hoa sữa.
Cứ mùa thu đến là đâu đó trên các tuyến phố ta cảm nhận được hương
thơm thoang thoảng của hoa sữa. Sẽ không có chuyện gì nếu 1km ta mới
thấy 1 cây.
Điều đáng bàn đến ở đây là các nhà quản lý không tính đến việc trồng
hoa sữa quá dày ảnh hướng tới đời sống người dân như thế nào.
Khi trồng quá dày như vậy hương hoa sữa trở nên nồng nặc rất khó chịu
thậm chí gây nhức mũi, đau đầu. Tại 1 số tuyến phố không chỉ người dân
mà người đi đường cũng phải méo mó vì hương hoa quá nồng. Nhiều người
dân tại các tuyến phố cho hay, " họ không thể chịu được hương hoa sữa và
thường xuyên phải đóng kín cửa nhà. Nhiều khi mất ngủ vì không thể làm
gì hơn".
1 số khác lại ngấm ngầm triệt hạ cây bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng cây cũ chết đi cây mới trồng vào. Đâu lại vào đấy!
Người dân bức xúc nên nhiều nơi buộc phải phá bỏ loại cây rất thu này.
Ginkgo biloba
Đồng cảnh ngộ với cây hoa sữa ở Việt Nam, tại Seoul cũng rất vất vả với cây ngân hạnh ( bạch quả - Ginkgo biloba ).
40 năm về trước chính quyền thành phố đã quyết định
chọn cây ngân hạnh là loại cây chính trong thành phố và nay phải gánh
chịu hậu quả.
Sắc vàng rực rỡ của lá ngân hạnh tạo nên khung cảnh
lãng mạn & thơ mộng. Tuy nhiên lá và quả của chúng sau khi rơi xuống
đất lại khiến cho mặt đường trở nên trơn trượt. Quả ngân hạnh bị dẫm
nát khiến cho công nhân môi trường rất khó thu dọn và gây ra mùi hôi khó
chịu. Đó là chưa kể đến việc quả bết bát dính dưới đế dày của người qua
đường rồi dính lên các thảm hay nền nhà sạch sẽ.
Chính quyền Seoul đã rất nỗ lực để giải quyết vấn đề
này. Hàng năm có tới hàng trăm đội được cử đến thu dọn. Thay vì chặt bỏ
cây họ tìm cách đưa toàn bộ lá và quả rơi rụng xuống hệ thống lưới hình
phễu.
Sâu bệnh và công tác quản lý phòng trừ
Cây thì tất nhiên là sẽ có sâu bệnh rồi. Nhưng cách
mà nhiều nhà quản lý xử lý xem ra vẫn chưa được thỏa đáng. Về cơ bản các
loại cây xanh đô thị được lựa chọn có thể nói rất ít sâu bệnh. Nhưng
khi có là các bác ấy cứ phun thuốc.
Thường tranh thủ lúc sáng sớm để phun nhưng 1 số đơn
vị phun luôn cả vào lúc người đi đường đã khá đông đúc rồi. Mùi thuốc
đã rất ám ảnh lắm rồi mà còn chưa biết không may dính phải thì sẽ hại
đến sức khỏe như thế nào.
Khổ với cây xanh đô thị
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
có cây xanh tốt mà mà chỉ tội cho mấy cô lao công thôi
Hoàng Nguyên Green
Đăng nhận xét